Để làm giảm các triệu chứng trên, mỗi sáng các mẹ nên ăn một ít thức ăn có lượng đường cao như bánh quy, bánh mỳ nướng, đường, trái cây…
1 Bánh quy
Khi mang thai, các chức năng sinh lý của cơ thể người mẹ bị thay đổi khoảng 15% vì ảnh hưởng của chứng nôn oẹ. Nếu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng cho mẹ và bé. Để làm giảm các triệu chứng trên, mỗi sáng các mẹ nên ăn một ít thức ăn có lượng đường cao như bánh quy, bánh mỳ nướng, đường, trái cây… Ngoài ra, bà bầu có thể ăn thêm dứa, mứt trái cây để bổ sung lượng axít đang thiếu hụt trong dạ dày.
Bánh quy giúp mẹ bầu giảm ốm nghén rất tốt
2. Nước mía
Mía tím 300g, gừng tươi 5g. Mía tím nướng cho nóng, bỏ vỏ ép lấy nước. Gừng giã nhỏ cho vào nước mía quấy đều, chắt lấy nước bỏ bã chia 3 lần uống trong ngày, trước khi ăn 30 phút. Cần uống liền 3 – 5 ngày.
3. Nước ép cà chua, đu đủ chín
Cà chua giàu vitamin C, carotene, protein, nguyên tố vi lượng có lợi cho sắc tố da. Còn đu đủ chín tốt cho dạ dày, điều trị chứng khó tiêu, nôn mửa đặc biệt là cảm giác buồn nôn khi ốm nghén. Nước ép cà chua, đu đủ chín còn giàu vitamin A, giúp ngăn ngừa mất canxi, chứa các loại enzyme giúp thúc đẩy sự cân bằng trao đổi chất của người mẹ trong quá trình mang thai. Là 1 trong những loại thức ăn cho bà bầu bị nghén vừa tốt cho sức khỏe của mẹ còn giúp bé phát triển tốt.
4. Nước ép chanh táo
Bạn cần biết rằng, nước chanh giúp tăng cường và thúc đẩy hệ tiêu hóa rất tốt. Bên cạnh đó, táo có vị ngọt ngào, tăng cường sự thèm ăn, thúc đẩy digest, giảm nôn ói và bổ sung kali, vitamin. Uống nước ép chanh táo thường xuyên còn giảm được chứng sưng phù trong thai kỳ. Ngoài ra, táo còn chứa nhiều cellulose, các axit hữu cơ rất có lợi cho dạ dày, và có công dụng phòng chống, điều trị táo bón hiệu quả.
Nước ép chanh táo giúp giảm ốm nghén, trị táo bón và tăng cường sự thèm ăn
5. Khoai lang
Táo bón là một trong những triệu chứng của ốm nghén. Điều này gây nên sự khó chịu cho người mẹ. Sự phát triển theo thời gian của thai nhi sẽ gây nên sự chèn ép, khiến bạn bị táo bón. Nếu gặp phải hiện trạng này, các mẹ hãy thêm khoai lang và mật ong vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Ăn nhiều khoai lang sẽ giúp các mẹ giảm chứng nôn oẹ và chán ghét dầu mỡ. Trong củ khoai lang rất phong phú các loại vitamin như: vitamin B6, viatmin C, folate, photpho. Những chất này rất tốt cho mẹ và bé.
6 Mật ong
Mật ong là loại thức ăn bổ dưỡng và có tác dụng an thần nên trước khi đi ngủ, bà bầu nên uống một cốc sẽ giúp thai phụ ngủ ngon và ít mộng mị hơn. Vào mỗi buổi sáng, bà bầu cũng đừng quên pha chút mật ong vào nước uống, như vậy sẽ giúp giảm táo bón, trĩ.
Mật ong là loại thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho bà bầu
7. Nước ô mai
Ô mai 20 quả, gừng tươi 5g, đường đỏ 30g. Cho tất cả vào nồi, thêm 400ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước thuốc đặc, chia 3 lần uống trong ngày trước khi ăn 20 phút. Cần uống liền 3 – 5 ngày.
8. Me, sấu ngâm gừng
Quả me 200g, quả sấu 200g, gừng 10g, đường trắng 30g. Quả me, quả sấu cạo bỏ vỏ ngoài đem đồ chín, quả me bóc bỏ vỏ cứng. Gừng giã nhỏ trộn với đường, cho vào cùng quả me, sấu trộn đều, đường tan hết là được.
9. Sinh tố thanh long
Thanh prolonged có tính mát, có công dụng trị ho, hen suyễn và thúc đẩy nhu động ruột, giảm ốm nghén. Ngoài ra, loại trái cây này còn giàu chất xơ và vitamin C giúp làm giảm bớt cơn khát mùa hè. Bà bầu nên chọn những trái thanh prolonged tươi và tự chế biến để đảm bảo vệ sinh.
Sinh tố thanh prolonged cũng là một trong những loại thực phẩm giúp bà bầu giảm chứng ốm nghén đấy nhé
10. Nước ép cam, bưởi
Chúng ta đều biết rằng, cam và bưởi giàu vitamin C, pectin, protein, canxi, phốt pho, sắt và vitamin B1 giúp tăng sức đề kháng cho sức khỏe mọi người đặc biệt là phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, bưởi còn phòng chống hiệu quả chứng tiểu đường trong thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung hai loại trái cây này thường xuyên.
11. Cháo ý dĩ
Ý dĩ 15g, gạo 100g, gừng 100g, đường đỏ 20g. Ý dĩ, gạo xay thành bột, gừng giã nhỏ cho vào nồi thêm nước đun trên lửa nhỏ cho sôi kỹ đến khi cháo chín nhừ cho đường đỏ vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần lúc đói, ăn nóng. Cần ăn liền 3 ngày
12. Canh sấu
Sấu 5 quả (50g), sườn lợn 200g, bí xanh 100g, bột gia vị vừa đủ. Sấu cạo vỏ rửa sạch, sườn lợn rửa sạch chặt miếng ướp gia vị xào chín, cùng cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun sôi kỹ. Bí xanh bỏ vỏ rửa sạch, thái miếng. Khi sườn đã nhừ cho bí xanh vào đun sôi lại là được. Trước khi ăn dầm nát sấu, ăn ngày hai lần lúc đói hoặc ăn với cơm. Cần ăn liền 3 ngày.
Canh sấu là món ăn không thể bỏ qua khi bà bầu bị ốm nghén
13. Canh me
Cá trắm cỏ 1 khúc khoảng 300g, me, cà chua, rau cải trắng 100g, dầu ăn, bột ngọt, gia vị vừa đủ. Cá rửa sạch, bổ đôi ướp bột gia vị trong 20 phút. Quả me cạo vỏ ngoài, cà chua rửa sạch thái miếng, rau cải trắng rửa sạch thái nhỏ. Cho cá, cà chua, dầu ăn vào nồi xào, cho cà chua vào xào tiếp, dầm nát cà chua, đổ nước vừa đủ đun sôi thả quả me vào, đun tiếp khi quả me chín thì cho rau cải trắng vào đảo đều, canh sôi lại cho bột ngọt là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói, cần ăn liền 3 – 5 ngày.
Lưu ý: Khi mang thai, chị em cần ăn đủ chất dinh dưỡng cho bà bầu, ăn các món dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ, tăng cường rau xanh, quả chín, các loại đậu, sữa; kiêng các chất cay, nóng, rượu, cà phê, mỡ động vật, các món harbour rán, thức ăn có nhiều gia vị dễ gây nôn, nghỉ ngơi hợp lý, thoải mái về tinh thần, tránh lo sợ, buồn bực. Nếu bị nôn quá nhiều khiến cơ thể gầy sút, mất nước và rối loạn điện giải… cần phải đến bệnh viện để được điều trị.
Theo Beforeitsnews