Trang chủ Tin tức Thông tin chung

Thông tin chung

Công bố tiêu chuẩn bánh kẹo trong nước và nhập khẩu

Thứ tư, 06/04/2016

Thực phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường cho đến khi quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban hành và có hiệu lực.



1. Căn cứ:

- Luật An toàn thực phẩm, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật chất lượng sản phẩm hàng hoá
 

- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm thì
 

Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
 

Thực phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường cho đến khi quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban hành và có hiệu lực.
 

2. Tổ chức, cá nhân phải công bố

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bánh kẹo có đăng ký kinh doanh tại Việt Nam.
 

Đại diện công ty nước ngoài có đưa bánh kẹo vào lưu thông tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.
 

3. Hồ sơ công bố bánh kẹo đối với sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật

3.1 Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ gồm:

a) Bản công bố (theo mẫu) ;
 

b) Bản thông tin chi tiết sản phẩm (theo mẫu) (có đóng dấu giáp lai của bên thứ ba);
 

c) Chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của bên thứ ba (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu);
 

d) Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu).
 

3.2 Công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bên thứ nhất), hồ sơ gồm:

a) Bản công bố hợp quy (theo mẫu) ;
 

b) Bản thông tin chi tiết về sản phẩm (theo mẫu) ;
 

c) Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; do các đối tượng sau cấp: Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng); hoặc Phòng kiểm nghiệm của nước xuất xứ được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thừa nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự);
 

d) Kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng (theo mẫu) (bản xác nhận của bên thứ nhất);
 

đ) Kế hoạch giám sát định kỳ (bản xác nhận của bên thứ nhất);
 

e) Báo cáo đánh giá hợp quy (bản xác nhận của bên thứ nhất);
 

g) Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu).
 

4. Hồ sơ công bố bánh kẹo đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật

4.1 Đối với sản phẩm nhập khẩu (trừ thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng), hồ sơ gồm:

a) Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (theo mẫu) ;
 

b) Bản thông tin chi tiết về sản phẩm (theo mẫu) ;
 

c) Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn, do các đối tượng sau cấp: Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng); hoặc Phòng kiểm nghiệm của nước xuất xứ được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thừa nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự).
 

d) Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
 

đ) Mẫu nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
 

e) Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh đối với sản phẩm lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam để đối chiếu khi nộp hồ sơ;
 

g) Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực phẩm (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
 

h) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở nhập khẩu thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
 

i) Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu).
 

4.2 Đối với sản phẩm sản xuất trong nước (trừ thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng), hồ sơ gồm:

a) Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (theo mẫu) ;
 

b) Bản thông tin chi tiết và sản phẩm (theo mẫu) ;
 

c) Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn do phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận cấp (bản gốc hoặc bản sao có công chứng);
 

d) Kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng (theo mẫu) (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
 

đ) Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
 

e) Mẫu nhãn sản phẩm (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
 

g) Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
 

h) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
 

i) Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu).
 

Mai Anh (ST)

Bài viết khác

Bán sữa, bánh kẹo... phải khám sức khỏe

Bán sữa, bánh kẹo... phải khám sức khỏe

Thứ tư, 06/04/2016
Những cá nhân bán rượu, bánh, kẹo, mứt... cũng sẽ phải kiểm tra y tế, học để được cấp “Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm”.

Sản phẩm đặc trưng

Tin mới nhất

  • Bánh quy Jessica của Công ty TNHH Thành Long  Lạng Sơn nhận  Giải thưởng Quốc tế

    Bánh quy Jessica của Công ty TNHH Thành Long Lạng Sơn nhận Giải thưởng Quốc tế

    Sản phẩm Bánh quy Jessica của Công ty TNHH Thành Long Lạng Sơn vừa vinh dự cùng với đại diện các doanh nghiệp ngành thực phẩm của 11 quốc gia Đông Nam Á đón nhận Giải thưởng Quốc tế - Thực phẩm Tốt nhất Đông Nam Á - ASEAN BEST PRODUCT trong khuôn khổ Hội nghị Thực phẩm Đông Nam Á lần thứ 16 ngày 17/10/2019 ở Ba li, Indonesia.
    Xem thêm
  •  Cách làm kẹo mút đơn giản mà nhanh chóng cho bé đón Trung thu

    Cách làm kẹo mút đơn giản mà nhanh chóng cho bé đón Trung thu

    Trung thu ngoài có bánh nướng thì còn có rất nhiều thứ. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến cách làm kẹo mút đơn giản mà lại nhanh chóng cho bé.
    Xem thêm
  • Cách làm bánh Trung Thu nhân trái cây cực đơn giản tại nhà

    Cách làm bánh Trung Thu nhân trái cây cực đơn giản tại nhà

    Chỉ còn ít ngày nữa là tới Trung Thu vì thế ngay từ bây giờ, chị em hãy học cách làm những chiếc bánh Trung Thu hương vị ngọt trái cây dễ ăn, dễ làm nhé.
    Xem thêm
  • Bánh ngọt giúp trẻ em học lập trình

    Bánh ngọt giúp trẻ em học lập trình

    Các bạn có còn nhớ những túi bánh quy với hình dạng chữ cái A, B, C,... mà chúng ta hay ăn hồi nhỏ? Bây giờ một hãng bánh kẹo của Nhật đã tạo nên một sản phẩm bánh ngọt tương tự như vậy, nhưng không phải dạy chữ cái mà là hướng dẫn trẻ em tiếp cận với lập trình máy tính. Sản xuất bởi hãng bánh kẹo nổi tiếng Nhật Bản Pocky, "bộ dụng cụ học lập trình" này bao gồm một túi bánh ngọt với các hình dạng khác nhau và một ứng dụng trên điện thoại mang tên Glicode.
    Xem thêm
Scroll