Thông tin chung
Bánh kẹo sẽ là ngành phát triển nhất
Thứ tư, 29/06/2016
Ông Vũ Quang Hùng - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược - Chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) - cho rằng bánh kẹo sẽ là ngành phát triển nhất.
Trong bối cảnh kinh tế vẫn còn khó khăn và sức mua chưa tăng mạnh, nhiều người vẫn thắt chặt tiêu dùng, thì thị trường bánh kẹo vẫn được kỳ vọng sẽ thành công, bởi các “cửa ngõ” trên “con đường tơ lụa” của ngành bánh kẹo ngày càng nhiều và dài ra…
Không tăng trưởng quá mạnh trong những năm qua là đặc trưng của ngành bánh kẹo Việt Nam. Tuy nhiên, đây lại chính là cơ sở cho thấy ngành bánh kẹo Việt Nam vẫn chưa thực sự đạt đến đỉnh như nó có thể đạt tới trong tương lai. Sự tăng trưởng ổn định trong mức bình quân 10-12%, ở một thị trường có dân số đông đứng thứ 13 thế giới. Bên cạnh đó, cũng là một yếu tố cho thấy ngành bánh kẹo đã đi vào chu kỳ kinh doanh phát triển, tốt hơn nhiều lĩnh vực kinh doanh khác.
Báo cáo của BMI về ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam cho biết, tốc độ tăng trưởng doanh số của ngành bánh kẹo (bao gồm cả socola) trong giai đoạn 2010 - 2014 ước đạt 8 - 10%. Và thực tế là mức tăng trưởng (10 - 12%) so với mức trung bình trong khu vực (3%) và trung bình của thế giới (1 - 1,5%), thực sự rất ổn.
Hiện nay, mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân của Việt Nam vẫn khá thấp (1,8 kg/người/năm) so với trung bình của thế giới là 2,8 kg/người/năm. Vậy thử đặt ngược một câu hỏi, nếu mức tiêu thụ trung bình của người Việt Nam tăng bằng mức trung bình về tiêu thụ của thế giới xét trên đầu người, tăng trưởng của ngành ở Việt Nam sẽ còn đạt tới đâu?
Trong một hội thảo về Quy hoạch phát triển ngành kỹ nghệ thực phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ Công Thương tổ chức ngày đầu tháng 8, ông Vũ Quang Hùng - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược - Chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) đã cho rằng bánh kẹo sẽ là ngành phát triển nhất.
Ông Hùng dẫn các số liệu nghiên cứu để xác nhận tốc độ tăng trưởng của ngành kỹ nghệ thực phẩm thời gian qua tương đối tốt, giai đoạn 2006 - 2010 tăng trên 17%, trong đó sản xuất bánh kẹo tăng gần 35%, mỳ chính là 10% và mỳ ăn liền tăng xấp xỉ 10%. Giá trị sản xuất của ngành cũng có mức tăng khá, từ 6.000 tỷ đồng (2005) lên gần 17.000 tỷ đồng (2011).
Sự thay đổi cơ cấu của ngành kỹ nghệ thực phẩm nói chung, từ mỳ ăn liền chiếm tỉ trọng lớn (và nay đã có phần bão hòa), nhường chỗ cho bánh kẹo (chiếm 40% tỉ trọng ở năm 2011) cũng là cơ sở chứng minh cho sự tăng trưởng của bánh kẹo theo thời gian. Bánh kẹo đã thực sự bắt được nhịp quay của xu hướng tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng đang được dự báo sẽ bùng nổ tại Việt Nam trong thời gian tới.
Theo Aioi
Bài viết khác
Thứ ba, 21/06/2016
Kẹo ngậm làm sạch răng mùi dâu Pigeon, với thành phần chính là xylitol và các nguyên liệu thực phẩm, có tác dụng ngăn ngừa sâu răng, làm sạch răng, ngăn ngừa vàng ố răng và làm thơm miệng. Ngày dùng 3 lần, 1 viên/lần.
Thứ hai, 13/06/2016
Bánh quy hiện nay đa dạng về chủng loại và chất lượng. Vậy, làm thế nào để nhận biết được đâu là bánh quy tốt cho sức khỏe. Nhiều người có thói quen ăn bánh quy và uống trà mỗi ngày, ngoài lý do mùi vị thơm ngon, họ cũng nghĩ rằng bánh quy dễ tiêu hóa. Nhưng sự thực có phải như thế?
Thứ hai, 06/06/2016
Để làm giảm các triệu chứng trên, mỗi sáng các mẹ nên ăn một ít thức ăn có lượng đường cao như bánh quy, bánh mỳ nướng, đường, trái cây…
Thứ sáu, 03/06/2016
Chúng ta vẫn thường nghĩ bánh, kẹo là những thực phẩm cần tránh vì chúng không tốt cho sức khỏe nói chung. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, bánh kẹo mang lại nhiều ích lợi cho não bộ, giảm stress, có lợi cho tim mạch, hệ kháng thể và nhất là kéo dài tuổi thanh xuân.
Thứ tư, 25/05/2016
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong quí I/2016 nhóm hàng bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam xuất khẩu ra thị trường trên thế giới, thu về 115,68 triệu USD, đạt mức tăng trưởng 16,8% so với cùng kỳ năm 2015.